khoa học của chiêm tinh học

    CartSearchCart

    10

    Chiêm Tinh học

    khoa học của chiêm tinh học

    BởiNguyễn Viết Đăng Khoa | Ngày 17/08/2021

    rong một bài viết trước đây, tôi đã có dịp nói về sự khác nhau cơ bản giữa thiên văn học và chiêm tinh học. Gần đây, do có một số ý kiến tranh luận về một bài viết không chính thức của tôi về quan điểm liên quan tới chiêm tinh học, tôi xin có một số phân tích chi tiết để bảo vệ quan điểm của mình về sự phản khoa học của chiêm tinh học.
    img_0

    Đôi lời ngoài lề của tác giả:

    Tháng 7 năm 2012, tôi có viết một note trên mạng xã hội Facebook với tiêu đề "Chiêm tinh học và những thằng ngu" với nội dung thể hiện thẳng thắn quan điểm của mình về sự thiếu cơ sở của chiêm tinh học dưới góc nhìn khoa học ngày nay, cũng như qua đó lên án kịch liệt các tổ chức, các nhóm sử dụng những thông tin bịa đặt và phản khoa học để lôi kéo người ủng hộ, đầu độc dân trí của lớp trẻ. Bài viết đã nhận được khá nhiều phản hồi cả tích cực cả tiêu cực từ người đọc, hầu hết là những người bạn của tôi.
    Một năm sau, tới tháng 8 năm 2013 một số website đã đề nghị sử dụng bài viết của tôi để đăng cho độc giả của các website khác đọc tham khảo. Việc này dẫn tới số lượng phản hồi về bài viết của tôi tăng lên khá nhiều. Điều đáng tiếc là đại đa số những người phản hồi cả đồng tình lẫn phản bác đều quên mất một điều như trên đã nêu: bài viết là một note cá nhân trên mạng xã hội, không phải phân tích chi tiết dưới dạng một lập luận chính thức. Đồng thời, tôi cũng nhận được khá nhiều câu hỏi của những người quan tâm đề nghị giải đáp và thảo luận về các nội dung đã nêu.
    Vì những lí do này, tôi đặt tay viết bài viết này, để phân tích chi tiết và cụ thể hơn cho các độc giả có quan tâm, cũng như một lần nữa thể hiện quan điểm khoa học của bản thân cũng như của tổ chức chúng tôi (VACA).
    Và như tiêu đề của phần in nghiêng này tôi đã nói đây là"Đôi lời ngoài lề", vì vậy tôi cùng các đồng nghiệp của mình xin phép sẽ chỉ trả lời các hỏi đáp và phản biện liên quan tới phần chính của bài phía dưới đây.

    Đọc thêm:

    Cơ sở chính của chiêm tinh học

    Cơ sở chính của chiêm tinh học (Astrology) là căn cứ vào vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên bầu trời trong một năm. Hàng nghìn năm trước, loài người chưa biết rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, chuyển động của Mặt Trời và các thiên thể khi đó được mô tả dưới góc nhìn chủ quan. Theo góc nhìn này, Mặt Trời di chuyển trên bầu trời theo một đường tròn khép kín bao quanh Trái Đất gọi là đường Hoàng đạo (ecliptic). Trên và dưới (hay Bắc và Nam) đường Hoàng đạo này người ta lấy mỗi bên mở rộng ra 8 độ tạo thành một dải gọi là vòng hoàng đạo (hay hoàng đới - zodiac). Theo cách phân chia các chòm sao trước đây thì có 12 chòm sao nằm trên dải này, vì thế chúng được gọi là các chòm sao Hoàng đạo.
    Các nhà thiên văn và chiêm tinh học cổ chia dải này ra thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần là một cung rộng 30 độ, gọi là các cung Hoàng đạo (zodiac sign), mỗi cung ứng với một trong số 12 chòm sao Hoàng đạo. Mỗi cung Hoàng đạo ứng với một khoảng thời gian khoảng một tháng trong năm mà Mặt Trời nằm ở vị trí của chòm sao đó khi nhìn từ Trái Đất. Cách phân chia kết hợp với quan sát vào thời gian đó (khoảng hơn 2000 đến 3000 năm trước) cho ra kết quả vị trí của Mặt Trời trong năm như sau:
     
    Aries  21/03 – 19/04
    Taurus  20/04 - 20/05
    Gemini  21/05 – 21/06
    Cancer 22/06 – 22/07
    Leo 23/07 – 22/08
    Virgo 23/08 – 22/09
    Libra 23/09 – 23/10
    Scorpius 24/10 – 21/11
    Sagittarius 22/11 – 21/12
    Capricornus  22/12 – 19/01
    Aquarius 20/01 – 18/02
    Pisces 19/02 – 20/03
     
    Theo đó người sinh ra trong khoảng thời gian nào thì sẽ ứng với cung Hoàng đạo đó. Nhà chiêm tinh sẽ lập lá số cho người đó theo cung Hoàng đạo như vậy, kết hợp với ngày giờ chi tiết liên quan tới sự có mặt của Mặt Trăng và các hành tinh (khi đó có 5 hành tinh quan sát được là Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ) ở các vị trí tương ứng khác nhau mà ra kết quả lá số khác nhau.
    Chẳng hạn: theo cách tính này, tôi sinh ngày 12/03 tương ứng với ngay trung tâm của cung Pisces. Ngoài ra tất nhiên còn nhiều yếu tố liên quan tới vị trí của các hành tinh ảnh hưởng tới lá số của tôi nữa.

    Dao động của trục quay Trái Đất

    Chúng ta đã biết Trái Đất tự quay theo trục Bắc Nam với độ lệch là khoảng 23,5 độ so với trục vuông góc với Hoàng đạo. Tuy nhiên thực tế là bản thân trục này không phải cố định mà vì hiệu ứng hấp dẫn gây ra chủ yếu từ Mặt Trăng mà trục quay này có hiện tượng dao động với đường đi vẽ nên một hình nón. Đây gọi là hiện tượng tiến động (hay tuế sai - precession).
    img_1
    Trục Trái Đất dao động vẽ nên dạng hình nón. Nguồn hình ảnh: Wikipedia

    Đọc thêm:

    Hiện tượng này gây ra việc hướng của trục quay Trái Đất so với nền trời sao thay đổi, đồng nghĩa với việc hướng nhìn các chòm sao từ Trái Đất trong cùng khoảng thời gian tương ứng cũng thay đổi đáng kể, trong đó có góc nhìn các chòm sao Hoàng Đạo. Như vậy vẫn với 12 chòm sao Hoàng đạo như vậy nhưng khoảng thời gian tương ứng mà Mặt Trời đi qua chúng đã không còn như cũ.
    Hai điểm lưu ý khác ở đây:
    - Kích thước của 12 chòm sao Hoàng đạo này vốn không bằng nhau, thời gian Mặt Trời lướt qua chúng không hề bằng nhau như cách chia của chiêm tinh học.
    - Vào đầu thế kỉ 20, với cách phân chia lại của Tổ chức thiên văn học quốc tế thì có một chòm sao thứ 13 đã có một phần trên vòng hoàng đạo, đó là chòm sao Ophiuchus.
    Vì tất cả những lí do này nên ngày nay, vị trí tương ứng của Mặt Trời lướt qua 13 chòm sao này được tính tương đối chính xác như sau:
     
    Aries               19/04 - 13/05
    Taurus             14/05 - 19/06
    Gemini             20/06 - 20/07
    Cancer             21/07 - 09/08
    Leo                  10/08 - 15/09
    Virgo                16/09 - 30/10
    Libra                31/10 - 22/11
    Scorpius          23/11 - 29/11
    Ophiuchus       30/11 - 17/12
    Sagittarius       18/12 - 18/01
    Capricornus     19/01 – 15/02
    Aquarius          16/02 – 11/03
    Pisces             12/03 – 18/04
     
    Theo sự dịch chuyển này thì với ngày sinh của mình tôi lại nằm ở giữa Aquarius và Pisces.
    Tôi đã nhận được một số phản hồi với nội dung rằng người ta không quan tâm tới sự dịch chuyển trên mà chỉ hiểu đơn giản rằng 12 cung Hoàng đạo vốn là một qui ước, và vì vậy nó cố định bất chấp sự thay đổi vị trí của các chòm sao. Điều tương tự cũng được bắt gặp ở nhiều website và diễn đàn về chiêm tinh học trên thế giới.
    Tuy nhiên, dưới góc nhìn của tôi, đây là cách là môt hình thức ngụy biện hết sức thiếu thuyết phục. Ban đầu khi chưa có sự ra đời của mô hình nhật tâm Copernicus và phương pháp thực nghiệm do Galilei mở đầu thì các nhà thiên văn và các nhà chiêm tinh là như nhau. Việc họ đặt ra các chòm sao, rồi chia các cung vốn để xác lập những qui ước một cách logic để gọi và liên kết các yếu tố có thật của tự nhiên. Và với niềm tin khi đó, họ cho rằng những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người (tất nhiên xét theo một số khía cạnh thì đến tận bây giờ, lập luận đó vẫn đúng). Nếu như một qui ước không phải để mô tả một thực tế mà chỉ là do con người tự đặt ra thì nó chẳng còn ý nghĩa gì cả, hay đúng hơn là vô giá trị. Nếu bạn lí luận rằng các cung Hoàng đạo chỉ là qui ước rồi sau đó lại nói nó có tác động lên cuộc sống con người thì thay vì vậy có lẽ bạn có thể tự lập hệ thống mới để làm sao lá số may mắn luôn rơi vào bạn cũng được chứ còn cần gì xem lá số của những người khác lập ra?
    Đó, tất nhiên, là lập luận logic của bản thân tôi đối với lí lẽ cá nhân của một số người. Còn dưới đây, lại xin quay lại với các nhà chiêm tinh ngày nay.

    Bình luận

    CallCall2